Bệnh nhân nam, 60 tuổi, BMI = 29kg/m2. Kết quả xét nghiệm đường huyết nhịn ăn 2 lần cách nhau 3 ngày lần lượt là :
- 7,6 và 6,7 mmol/L.
- Bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng và thực thể bất thường.
Chẩn đoán hợp lý trong trường hợp này là :

Theo ADA-2022, để chẩn đoán xác định bệnh ĐTĐ thì có thể dùng đường huyết nhịn ăn >= 126 mg/dL (7,0 mmol/L) với ít nhất hai lần xét nghiệm vào hai thời điểm khác nhau. Đối với lần thứ nhất, dù đường huyết nhịn ăn đã trên mức chẩn đoán nhưng vẫn cần thêm lần thử thứ hai để xác định rối loạn đường này do cơ thể không điều tiết được đường huyết chứ không phải là do các yếu tố ngoại lai tác động vào lần thử thứ nhất.
Đối với bệnh nhân trên, chúng ta sẽ quản lý như thế nào?

Mặc dù ADA khuyến cáo dùng metformin đầu tay để giúp bệnh nhân giảm cân, nhưng ở góc độ nhà thuốc - chúng ta phải xét đến khía cạnh kinh tế của bệnh nhân có phù hợp để bắt đầu điều trị sớm bằng thuốc hay có thể bắt đầu vận động và tiết chế ăn uống nhiều hơn để cùng đạt được kết quả mong muốn
Yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ gây loét bàn chân do đái tháo đường cao nhất ?

Bệnh thần kinh ngoại biên hiện diện ở 60% bệnh nhân đái tháo đường và 80% bệnh nhân đái tháo đường bị loét bàn chân, gây ra nguy cơ loét bàn chân cao nhất
Triệu chứng nào sau đây thường xuất hiện trễ ở bệnh nhân có biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường ?

Biểu hiện rớt dép không biết thường gặp khi biến chứng thần kinh ngoại biên đã nặng, làm giảm đáng kể cảm giác ở bàn chân của bệnh nhân